“Đấu tranh” với trầm cảm – căn bệnh “ngầm” nhưng gây nguy hiểm bất ngờ. Bạn cần phải đọc bài viết này để biết cách chống lại chúng ngay từ hôm nay.

Nếu một ngày bạn cảm thấy mọi thứ đang sụp đổ, tồi tệ như thể ngày tận thế thì thật đáng buồn, bạn đã bị trầm cảm. Tại Mỹ, trầm cảm là một căn bệnh phổ biến, vô cùng tàn khốc và tác động tới khoảng 10% dân số. Nếu không được chữa trị, nó sẽ gây ảnh hưởng tới mọi mặt của cuộc sống. Đừng để điều đó xảy ra. Hãy chống lại căn bệnh “ngầm” này ngay từ hôm nay.

Phát hiện trầm cảm

1.Phân biệt giữa buồn chán và trầm cảm

Đôi lúc, mỗi người sẽ gặp phải những lý do khiến họ có cảm giác buồn bực, chán nản. Việc thi thoảng thấy buồn là hoàn toàn bình thường. Khác biệt lớn giữa buồn chán và trầm cảm chính là nằm ở trọng tâm sự chú ý của bạn

-Khi buồn: cảm xúc của bạn sẽ bắt nguồn từ một sự việc cụ thể. Khi hoàn cảnh thay đổi, hay thời gian trôi đi, nỗi buồn cũng sẽ vơi dần.

-Khi trầm cảm: bạn sẽ không buồn vì một điều xác định, bạn buồn vì tất cả mọi thứ. Dù có cố gắng tự giải thoát bản thân khỏi tâm trạng đó, nỗi buồn vẫn bám theo bạn. Bạn đang trầm uất không vì lý do gì cả.

tram cam (1)

2.Dấu hiệu bệnh trầm cảm

Mỗi người khác nhau sẽ có những nét đặc trưng của bệnh khác nhau, không ai giống ai. Có thể trầm cảm tới chỉ một lần trong đời, có người lại bị trầm cảm mãn tính. Những dấu hiệu dưới đây sẽ giúp bạn có cải nhìn rõ hơn và phát hiện ra bệnh:

-Buồn bã và trống rỗng kéo dài

-Thay đổi thói quen ăn uống (cụ thể là ăn quá nhiều hoặc quá ít)

-Cân nặng dao động thất thường

-Mất ngủ

-Tuyệt vọng hoặc bi quan

-Mệt mỏi hoặc thiếu sức sống

-Thấy vô dụng, tội lỗi hoặc không còn sức lực

tram cam (3)

-Mất hứng thú vào những hoạt động mà bình thường mình vẫn tận hưởng

-Gặp vấn đề về tập trung hoặc đưa ra quyết định

-Bồn chồn và cáu bẳn

-Có suy nghĩ tới tự tử

-Triệu chứng về thể xác, ví dụ như những cơn đau hoặc nhức đầu

tram cam (2)

Gặp bác sĩ

1.Lên lịch gặp bác sĩ

Trầm cảm có thể gây ra những vấn đề ảnh hưởng về tinh thần và thể chất. Hãy chia sẽ với bác sĩ những gì mình đã trải qua, bác sĩ sẽ làm rõ những nguyên nhân gây ra chứng trầm cảm cho bạn.

tram cam (4)

2.Chuẩn bị cho cuộc gặp mặt

Các cuộc nói chuyện với bác sĩ thường xảy ra rất nhanh, hãy viết ra những điều cần nói và cần hỏi để tận dụng khoảng thời gian tư vấn tốt nhất.

-Liệt kê những triệu chứng của bạn
-Đưa ra những thông tin cá nhân cũng như là những sự kiện tác động đến lối sống của bạn
-Liệt kê những thuốc bạn đang dùng
-Viết những câu hỏi dành cho bác sĩ

tram cam (5)

3.Rủ ai đó đi cùng bạn

Nhờ một người bạn đáng tin cậy hoặc người thân trong gia đình đi cùng bạn đến gặp bác sĩ. Họ có thể giúp bạn nhớ ra những điều cần chia sẻ và hỗ trợ bạn ghi nhớ lời khuyên của bác sĩ.

tram cam (6)

4.Kiểm tra thể chất khi tới buổi gặp mặt

Bên cạnh bài đánh giá tâm lý, có thể bạn sẽ phải làm thêm một vài cuộc kiểm tra thể chất cùng với các xét nghiệm khác, hãy chuẩn bị tinh thần nhé

tram cam (7)

Thay đổi cách sống

1.Uống thuốc

Hãy uống thuốc đúng liều lượng và tần suất theo đơn kê của bác sĩ. Không được ngừng thuốc đột ngột. Nếu có dấu hiệu bất thường, hãy báo ngay cho bác sĩ của bạn.

tram cam (8)

2.Tham gia trị liệu tâm lý thường xuyên

Tâm lý trị liệu giúp bạn lấy lại cảm giác thỏa mãn và làm chủ cuộc sống, đồng thời xoa diệu triệu chứng trầm cảm. Thực hiện liệu pháp này thường xuyên sẽ trang bị cho bạn để đối phó tốt hơn với những áp lực trong tương lai.

tram cam (9)

3.Suy nghĩ tích cực

Hãy chọn ra một suy nghĩ đặc biệt tiêu cực và đối đầu với nó. Có những bằng chứng nào bạn có thể dùng để phản bác suy nghĩ đó không? Liệu bạn có thể xoay chuyển suy nghĩ đó một cách thực tế không?

tram cam (10)

4.Tập thể dục

Rèn luyện thể chất sẽ làm giảm các triệu chứng trầm cảm, vì vậy, hãy bắt đầu vận động. Bạn có thể tìm kiếm hoạct động mà bạn có đủ hứng thú như đi bộ, đi dạo, làm vườn, bơi lội, thể hình… và thực hiện thường xuyên trong tuần.

tram cam (12)

5.Ngủ

Ngủ đủ giấc có thể cải thiện sức khỏe và các cơ quan chức năng, có thể đẩy lùi sự suy nghĩ tiêu cực của bạn. Nếu bạn gặp vấn đề với giấc ngủ, hãy nói chuyện với bác sĩ.

tram cam (14)

6.Ngưng lạm dụng thuốc

Nghiện rượu, thuốc lá hay chất kích thích khác sẽ gây rủi ro cho chứng trầm cảm. Sử dụng những chất này có thể tạm che dấu các dấu hiệu trầm cảm nhưng về lâu dài, chúng có thể khiến cho bệnh ngày càng nặng hơn. Nếu bạn cần cai nghiện, hãy liên lạc với các trung tâm cai nghiện ở địa phương.

tram cam (17)

7.Ăn uống điều độ

Ăn những món ăn có lợi cho sức khỏe, uống vitamin để bổ sung những dưỡng chất cần thiết. Tận hưởng chế độ ăn nhiều hoa quả, rau, cá, thịt nạc và các loại hạt để có sức khỏe tốt hơn và cải thiện tâm trạng.

tram cam (18)

Nội Dung Khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline 24H Mua Hang Online