Parkson chật vật kinh doanh tại Việt Nam

Trong khi đó, tại Malaysia, tâm lý tiêu dùng yếu do chi phí sinh hoạt tăng cao và chính sách thắt chặt của Ngân hàng trung ương từ giữa năm cũng khiến chuỗi cửa hàng tại đây có tăng trưởng SSS âm 4%. Thị trường Trung Quốc tuy vẫn mang lại lợi nhuận, nhưng cạnh tranh ngày càng gay gắt, đặc biệt từ các đối thủ thương mại điện tử, cộng với chi tiêu yếu đã khiến lợi nhuận hoạt động tại đây đi xuống. Theo báo cáo của Holdings Berhard, lợi nhuận bán lẻ tại tất cả thị trường của hãng trong quý đều thấp hơn cùng kỳ năm ngoái.

Doanh thu tăng trưởng mạnh ở hầu khắp châu Á nhưng các chỉ số tại không sáng sủa khiến lợi nhuận của toàn hệ thống giảm mạnh.

Là đơn vị trực thuộc Parkson Holdings Berhard (PHB) – Công ty đầu tư của Tập đoàn Lion (Malaysia), Parkson Retail Asia (PRA) đã niêm yết trên sàn chứng khoán Singapore tháng 11/2011, hiện điều hành hơn 60 trung tâm thương mại tại Malaysia, Việt Nam, Indonesia và Myanmar. Số điểm mang

thương hiệu Parkson tại Malaysia hiện là 38, tại Việt Nam là 9. Tại Myanmar, Indonesia, mỗi nước Parkson mở một trung tâm.

Trong báo cáo tài chính mới công bố, PRA cho biết doanh số gộp (gross sales) trong quý đến hết tháng 9/2014 tăng 1,7% lên 280,7 triệu đôla Singapore. Doanh thu tăng 1,2% lên 110 triệu đôla Singapore. Biên lợi nhuận gộp tăng lên 23,8%.

Tuy nhiên, báo cáo nhận xét kết quả kinh doanh của Parkson vẫn ảm đạm, bất chấp doanh số tại Myanmar tăng 33,2% và hoạt động tại Indonesia được cải thiện do tâm lý tiêu dùng tăng.

  •  Mạng Việc Làm là một trong những trang web Tìm Việc Làm chất lượng và uy tín nhất hiện nay. Tại đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn tất cả thông tin tuyển dụng trung thực nhất, sẽ giúp bạn Tìm Việc Nhanh chóng và đem lại hiệu quả cao.
parkson-malaysia-9840-1420447337.jpg

Một trung tâm mua sắm của Parkson tại Kuala Lumpur (Malaysia). Ảnh: Bloomberg

Cụ thể, lợi nhuận ròng của hãng trong quý chỉ là 6,9 triệu SGD, giảm tới 33,1% so với cùng kỳ năm ngoái, do doanh số nghèo nàn tại Việt Nam và Malaysia. Tăng trưởng doanh số các cửa hàng đã mở trên một năm (same-store sales growth) là âm 8,2%. Nếu loại trừ yếu tố biến động tỷ giá, số liệu này là âm 7%.

CEO Parkson Retail Asia – Toh Peng Koon cho biết môi trường bán lẻ trong quý “rất thách thức”. “Trong bối cảnh môi trường bán lẻ đầy thách thức, chúng tôi rất vui khi vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng doanh số và doanh thu. Tuy nhiên, trong khi các thị trường như Indonesia và Myanmar cải thiện, các thị trường khác lại gặp khó, như Malaysia và Việt Nam. Lợi nhuận của chúng tôi bị ảnh hưởng bởi khoản lỗ phát sinh tại các cửa hàng mới do đang trong thời kỳ phát triển. Việc phát triển này là cần thiết để tạo dựng nền móng lớn và vững chắc hơn cho cả tập đoàn. Chúng tôi cho rằng việc kinh doanh của các cửa hàng này sẽ bình ổn dần và có lợi nhuận trong tương lai gần”, ông nói.

Về thị trường Việt Nam, báo cáo nhận xét: “Môi trường vẫn còn rất thách thức khi chi tiêu trong ngành bán lẻ còn yếu, và cạnh tranh khốc liệt khi ngày càng có nhiều đối thủ mới trên thị trường. Hệ quả là Parkson Việt Nam có tăng trưởng SSS âm 5% với khoản lỗ hoạt động cao”.

  •  Mang Viec Lam sẽ được kết nối với nhau, tạo nên một tổng thể Tìm Việc hiệu quả, giúp ích cho bạn trong quá trình tìm kiếm việc làm.

Trước đó, trong báo cáo tính đến hết tháng 6/2014, Parkson cho biết SSS của Việt Nam đã tăng trưởng âm 1% từ năm 2013 và năm 2014 là âm 4%, do tiêu dùng trong lĩnh vực bán lẻ yếu, bất chấp các dấu hiệu phục hồi kinh tế. Các cửa hàng Parkson tại Hà Nội đặc biệt bị ảnh hưởng do số mặt bằng bán lẻ ngày càng tăng khi môi trường trong ngành đang yếu đi. Parkson đã phải thực hiện nhiều biện pháp như đưa thêm hàng hóa giá tầm trung, thực hiện nhiều chiến dịch khuyến mãi để tăng doanh số và giảm chi phí hoạt động thông qua đổi mới chính sách quản trị.

Trong báo cáo tài chính quý I tài khóa 2015 của Parkson Holdings Berhard, doanh thu bán lẻ tại Việt Nam và Myanmar đạt 28 triệu ringgit, cao hơn cùng kỳ năm ngoái, nhưng lại lỗ 3,1 triệu ringgit. Đây là thị trường duy nhất hãng chịu lỗ trong quý.

Trong khi đó, tại Malaysia, tâm lý tiêu dùng yếu do chi phí sinh hoạt tăng cao và chính sách thắt chặt của Ngân hàng trung ương từ giữa năm cũng khiến chuỗi cửa hàng Parkson tại đây có tăng trưởng SSS âm 4%. Thị trường Trung Quốc tuy vẫn mang lại lợi nhuận, nhưng cạnh tranh ngày càng gay gắt, đặc biệt từ các đối thủ thương mại điện tử, cộng với chi tiêu yếu đã khiến lợi nhuận hoạt động tại đây đi xuống. Theo báo cáo của Parkson Holdings Berhard, lợi nhuận bán lẻ tại tất cả thị trường của hãng trong quý đều thấp hơn cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, nhận xét về triển vọng năm nay, ông Toh Peng Koon vẫn tỏ ra lạc quan: “Dù các yếu tố vĩ mô có nhiều dấu hiệu trái chiều, chúng tôi sẽ vẫn tập trung cải thiện các yếu tố nền tảng. Với bảng cân đối kế toán mạnh, chúng tôi sẽ vượt qua giai đoạn phát triển các cửa hàng mới cũng như những thách thức hiện tại ở Malaysia và Việt Nam. Chúng tôi vẫn sẵn sàng cho các cơ hội mở rộng tại các thị trường chủ chốt và cam kết tối đa hóa lợi nhuận cổ đông”.

Cần thêm thông tin về các việc làm cũng như nhân sự, hãy thử tham khảo các mục dưới đây:

Truy cập để xem nhiều hơn tại MangViecLam.com – Kết Nối Sự Nghiệp, Tuyển Dụng, Kiếm Tìm Việc Nhanh 24H
Hotline: (028) 2222 2236 / (08) 2266 3636 / (08) 2268 3636

Liên Quan Khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline 24H Mua Hang Online