Chung cư cao cấp ở Sài Gòn bùng cháy trong đêm, tử vong 13 người. Làm sao để tự cứu mình?
Mặt nạ thoát hiểm phòng chống khói khí độc siêu bền, siêu an toàn - ES004
Hôm nay (23/03/2018), vào khoảng 2h, tại tòa nhà Carina Plaza (đường Võ Văn Kiệt, phường 16, quận 8, TP.HCM) đã xảy ra một vụ cháy lớn khiến 13 người thiệt mạng, 14 người bị thương. Cụ thể, tòa nhà có 3 blocks, cao từ 14 đến 20 tầng, có cả khu thương mại, giải trí tích hợp và hơn 700 căn hộ nên gây khó khăn trong quá trình thoát hiểm.
Tòa nhà lúc bắt đầu cháy
Theo tường thuật lại, khoảng nửa giờ trước, khói lửa đã bốc lên ngùn ngụt từ tầng hầm giữ ôtô, xe máy nằm giữa khu A và B của toà nhà, khiến người dân sống trong chung cư hoảng loạn tri hô. Bởi đám cháy bắt đầu từ tầng hầm nên thay vì nỗ lực chạy xuống tầng dưới thoát thân thì mọi người chạy dồn lên trên các tầng cao để tránh khỏi lửa và khí độc. Một số người không thể chạy được đã phải nhảy từ tầng 2-3 xuống để thoát thân. Đã có ít nhất 5 người bị thương khi cố thoát hiểm bằng cách này.
Ở các tầng cao, mọi người dùng màn, chăn, cột lại thành dây để nhỡ cứu hoả không đến kịp sẽ tự đu xuống dưới. Hàng chục ánh đèn pin cầu cứu của người dân vẫn loang loáng trên các tầng cao.
Đến 2h20 đã có lực lượng cứu hỏa đến, nhiều phụ nữ và trẻ em được giải cứu an toàn. Cảnh sát tập trung tiếp cận chủ yếu ở mặt phía sau của tòa nhà – nơi có nhiều người mắc kẹt. Những người dân xung quanh còn bắc thang cho những người ở dãy cuối cùng phía sau tòa nhà leo xuống an toàn.
Mặt nạ thoát hiểm phòng chống khói khí độc siêu bền, siêu an toàn - ES004
Đội giải cứu gồm 4-5 xe thang nên nạn nhân được đưa dần từ những tầng từ thấp đến cao. Đã có hơn một trăm người được giải cứu an toàn, ai cũng ám khói đen, ho sặc sụa. Ở những tầng cao nhất vẫn còn rất nhiều người quơ đèn cầu cứu, song không còn ai la hét hoảng loạn.
Các xe thang vẫn nỗ lực cứu những người trên cao.
Rất đông lính cứu hoả đang phun bọt xử lý khói ở tầng trệt.
Khi lửa đã tắt, khói vẫn còn khá dày đặc, lính cứu hỏa đang tập trung đưa người mắc kẹt xuống bằng thang bộ.
Hàng trăm người vừa được giải cứu ngồi túm tụm phía dưới tòa nhà, gương mặt ai cũng đầy vẻ hoảng loạn. Thỉnh thoảng lại có người mếu máo vì chưa tìm thấy người thân. Họ liên tục gọi điện thoại, hoặc nhờ cảnh sát tìm lại các tầng. Một số khác được đưa vào tá túc ở nhà dân ở khu vực xung quanh.
Theo thống kê sau vụ hỏa hoạn, đã có 13 người tử vong và 14 người bị thương, đặc biệt trong đó có 1 phụ nữ thiệt mạng do ngã trượt chân từ tầng 19 xuống trong lúc cố thoát khỏi đám cháy bằng thang dây.
Thang dây không an toàn khiến cho 1 phụ nữ trượt chân ngã từ tầng 19 xuống đất
Vụ hỏa hoạn cũng là lởi cảnh tỉnh đối với những hộ gia đình ở tầng cao mà lơ là, không mấy quan tâm về những dụng cụ phòng cháy cũng như thoát hiểm, khi cứ mãi ỷ lại vào hệ thống cứu hỏa tự động của tòa nhà mình đang sống. Đồng ý là hệ thống làm tốt chức năng là một chuyện, bên cạnh đó, chúng ta cũng cần phải tự lo cho bản thân của mình để không phải gặp những tình huống hỏa hoạn “không đường thoát” như tình huống trên.
Giải pháp thoát hiểm xin đề ra một vài kỹ năng thoát hiểm để giúp mọi người, đặc biệt là những gia đình sống trong những căn hộ chung cư:
– Dù cho có cháy đến thế nào, cũng không được nhảy ra ngoài ở những độ cao hơn 10m (tầm tầng 3) nếu không có sự hỗ trợ (đệm hơi) từ bên dưới.
Đệm được người dân chung cư ném xuống để được tiếp đất an toàn hơn.
– Nếu muốn nhảy, phải có một số đồ để bảo vệ cơ thể, tránh bị xây xát cũng như chấn thương.
Hình ảnh 2 bà cháu với nhiều vết thương trên người, cùng cháu gái còn dính đầy bụi than, ngồi vạ vật dưới đất sau khi nhảy từ tầng 2 của tòa nhà
– Bởi hỏa hoạn xảy ra ở tầng cao nên thoát hiểm bằng cách chạy lên tầng cao (như dân cư của tòa nhà) là một việc làm hợp lý.
– Bình tĩnh chờ đợi lực lượng cứu hộ đến giải cứu.
Không đợi được lực lượng cứu hỏa, nhiều người đã tự làm thang dây bằng dây điện, hoặc dùng thang có sẵn trong nhà để thoát thân
– Nếu khói quá dầy đặc mà không có mặt nạ phòng độc, hãy lấy bất cứ mảnh vải nào (quần áo, khản, khẩu trang…) nhúng ít nước và quấn quanh mũi.
– Để lính cứu hỏa có thể tiếp cận nhanh nhất, hãy dùng những vật dụng dễ khiến cho người khác chú ý (ở trường hợp này là đèn pin)
– Khi di chuyển, hãy cố gắng di chuyển sát sàn nhà, cần sử dụng khăn hoặc vải nhúng nước bị kín mũi miệng. Nếu có trẻ em hãy trùm chăn ướt lên người trẻ để hạn chế khói độc xâm nhập vào đường hô hấp và bị bỏng do lửa gây ra.
– Nhiều người không thể thoát được sau vụ việc trên là do chạy nhầm đường, không xác định rõ phương hướng. Vì thế, hãy “vẽ ra” kỹ lưỡng một sơ đồ đường đi trong đầu mình, để khi có “biến”, chỉ việc thoát theo bản đồ được định sẵn mà không cần phải tán loạn chạy đi kiếm đường thoát thân.
– Và quan trọng nhất, tất cả sự chờ đợi người đến cứu không bằng tự cứu thoát chính bản thân mình. Hãy tự sở hữu lấy một bộ dây thoát hiểm nhà cao tầng để đổi lấy sự an toàn bản thân, bởi trong những lúc gặp phải hỏa hoạn như thế, bạn sẽ thấy, có tiền cũng không quan trọng bằng mạng sống, “giá như” mình có một vật dụng gì đó để thoát, e rằng, lúc đó đã quá muộn.
Tổng kết: Ở những vụ cháy trên cao, người ta có thể thoát thân bằng cách chạy xuống dưới, còn ở những vụ cháy bắt nguồn phía dưới, chúng ta phải chạy lên cao, và ở những tầng cao, không có dụng cụ gì thoát hiểm nhanh và kịp thời bằng cuộn dây thoát hiểm. Hãy tự cứu lấy bản thân, gia đình trước khi quá muộn các bạn nhé!
Trả lời