Điều trị ngón chân gãy (dạng nặng) và xử lý các biến chứng – những phương pháp không phải ai cũng biết.
Cuộn dây thoát hiểm Hàn Quốc – Doo Sung, siêu an toàn (24m) – CDTH06-24
Ngón chân rất dễ bị chấn thương khi gặp phải những chấn động. Tùy nặng hay nhẹ và mức độ chấn thương cũng khác nhau.
» Xem thêm: “Bật mí” “bí kíp” chẩn đoán ngón chân bị gãy và điều trị gãy xương nhẹ.
Đối với các vết thương nhẹ, vết nứt xương có thể lành nhanh chóng và không để lại biến chứng nghiêm trọng. Nhưng ở những trường hợp hiếm gặp hơn, ngón chân có thể bị nghiến đến mức xương bị vỡ vụn (gãy vụn) hoặc gãy đến mức hoàn toàn trật khỏi vị trí và trồi ra ngoài da (gãy xương hở) thì việc điều trị lại khó khăn hơn. Hiểu được mức độ nghiêm trọng của vết thương ngón chân là rất quan trọng vì nó quyết định phác đồ điều trị mà bạn nên tuân theo. Ở bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn cách điều trị đối với những vết thương nặng và cách để các bạn xử lý các biến chứng. Hãy theo dõi để tích lũy kiến thức cho mình nhé!
Chữa gãy xương hở và trật khỏi vị trí
1.Phẫu thuật nắn xương
Nếu các mảnh xương gãy không khớp với nhau, bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình sẽ sắp xếp các mẩu xương trở lại đúng vị trí – gọi là phẫu thuật nắn xương.
Trong một vài trường hợp, thủ thuật nắn xương có thể thực hiện không cần phẫu thuật, tùy vào số lượng và vị trí của các xương gãy. Thuốc tê tại chỗ được tiêm vào để giảm đau. Nếu da bị rách do chấn thương, có thể cần phải khâu để khép vết thương và bôi thuốc sát trùng.
2.Bó nẹp
Sau khi nắn xương cho ngón chân gãy, người ta thường phải dùng nẹp để cố định và bảo vệ ngón chân trong thời gian chữa trị. Hoặc bạn có thể phải đi một loại giày ép hỗ trợ, nhưng dù sử dụng cách nào thì có lẽ bạn vẫn phải dùng nạng để đi lại trong thời gian ngắn (khoảng 2 tuần). Trong giai đoạn này, bác sĩ sẽ khuyến cáo bạn hạn chế đi lại, đồng thời đặt chân lên cao khi nằm nghỉ.
Thuyền phao bơm hơi cao cấp Seahawk (4 người) - TPS02
3.Bó bột
Nếu bị gãy nhiều ngón chân hoặc các xương khác của bàn chân cũng bị thương, bác sĩ có thể bó bột thạch cao hoặc sợi thủy tinh cho cả bàn chân. Bạn cũng có thể được khuyến nghị đi loại giày nẹp thấp nếu các mảnh xương không khớp với nhau. Hầu hết các xương gãy sẽ lành nếu chúng được sắp xếp trở lại đúng vị trí và được bảo vệ khỏi bị chấn thương và áp lực mạnh.
Xử lý các biến chứng
1.Chú ý dấu hiệu nhiễm trùng
Nếu da bị rách gần ngón chân bị thương, bạn có nguy cơ nhiễm trùng trong xương hoặc các mô xung quanh. Chỗ nhiễm trùng sẽ sưng to, đỏ, ấm và mềm khi chạm vào. Đôi khi vết nhiễm trùng chảy mủ (cho thấy các tế bào bạch cầu đang hoạt động) và có mùi hôi. Nếu bạn bị gãy xương hở, bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh uống phòng ngừa trong hai tuần để ngăn chặn sự phát triển và lây lan vi khuẩn.
2.Sử dụng đế lót giày chỉnh hình
Đế lót giày chỉnh hình được thiết kế để đỡ độ cong bàn chân và giúp hỗ trợ cơ sinh học trong lúc đi lại và chạy. Sau khi bị gãy ngón chân, nhất là ngón chân cái, dáng đi và cơ sinh học bàn chân có thể thay đổi xấu đi vì khập khiễng và phải cố tránh đụng ngón chân. Đế lót giày chỉnh hình sẽ giúp giảm nguy cơ xuất hiện các vấn đề ở các khớp khác như mắt cá, đầu gối và hông.
3.Tìm đến liệu pháp vật lý trị liệu
Sau khi đã hết sưng đau và xương gãy đã lành, bạn có thể thấy những cử động và sức mạnh ở bàn chân kém đi. Hãy nhờ bác sĩ giới thiệu một chuyên gia y học thể thao hoặc vật lý trị liệu. Họ có thể đưa ra nhiều các bài tập tăng cường sức mạnh, giãn cơ và các liệu pháp nhằm cải thiện sự vận động, sự thăng bằng, sự kết hợp và sức mạnh theo nhu cầu riêng của bạn.
» Xem thêm: Chống lại cơn đau khi bị kẹt ngón tay vào khe cửa, bạn có biết “thủ thuật” này chưa?
Trả lời