Học hỏi “kế sách” để đảm bảo an toàn khi lái xe ban đêm.
Dây đai an toàn hỗ trợ thoát hiểm cao cấp, đảm bảo an toàn tối đa - ES003
Lái xe ban đêm là công việc căng thẳng và phức tạp, thậm chí đối với cả các lái xe giàu kinh nghiệm. Có nhiều mối nguy tiềm ẩn khi đêm xuống mà nhiều người lái xe không ngờ đến hoặc không để ý đến, chúng có thể gây ra những hậu quả khiến bạn phải hối hận về sau, thậm chí tử vong.
» Xem thêm: Để lái xe an toàn trên đường cao tốc, bạn cần nắm vững các kỹ năng dưới đây!
Hãy cùng tìm hiểu một số biện pháp an toàn khi lái xe về đêm qua bài viết dưới đây nhé. Chắc chắn bạn sẽ có thể tự tin hơn trên những đường phố hay xa lộ trong bóng đêm đấy.
Tại sao lái xe ban đêm lại nguy hiểm đến vậy?
Nguyên nhân chính yếu là bóng tối. Việc lái xe ban đêm phụ thuộc 90% vào khả năng quan sát của tài xế. Thiếu ánh sáng mặt trời khiến mắt người nhận diện màu sắc kém hơn. Đặc biệt, thị lực người cao tuổi yếu hơn những người trẻ. Một lái xe tầm 50 tuổi cần tăng độ sáng gấp đôi so với những người 30 tuổi.
Chúng ta nên làm gì khi lái xe ban đêm để tránh gặp nguy hiểm?
– Trước hết, luôn phải giữ cho kính xe sạch – cả ngoài và trong. Kính bẩn sẽ làm đèn pha các xe ngược chiều bị nhấp nháy, giảm tầm nhìn (chính vì vậy ngay cả mùa hè tốt nhất cũng nên đổ nước rửa kính vào bình chứ không chỉ là nước thường).
– Tiếp theo là nên điều chỉnh độ sáng bảng đồng hồ. Ánh sáng không nên quá mờ đục, phải đủ để đọc được dễ dàng các chỉ số, nhưng cũng không quá sáng gây khó chịu cho mắt người lái.
Gậy Bóng Chày Tự Vệ - Đỉnh cao của chất lượng - GBC01
– Nếu như có thể điều chỉnh góc chiếu của đèn pha thì hoàn toàn không thừa khi chỉnh lại vị trí hoàn toàn không thừa khi chỉnh lại vị trí pha phù hợp với tải trọng của xe. Phần đuôi xe càng nặng (nhiều người ngồi ghế sau hay nhiều hành lý) thì mũi xe càng ngóc lên cao và do vậy góc chiếu của pha càng phải nhỏ để tránh làm loá mắt tài xế các xe chạy ngược chiều.
– Không nên quên chỉnh gương chiếu hậu trong xe vào vị trí đi đêm (có nấc chỉnh trên gương). Nếu không hạn sẽ liên tục bị chói mắt do đèn pha các xe chạy phía sau.
Nguyên tắc đèn pha:
Nguyên tắc bắt buộc là phải bật đèn pha gần, dù 2 bên đường có lắp đèn cao áp sáng trưng đi nữa. Hãy ghi nhớ rằng đèn báo hiệu tai nạn chỉ bật khi xe có sự cố. Cùng với đèn pha gần, nếu cần thiết có thể bật đèn sương mù. Đèn sương mù không làm tài xế các xe chạy ngược bị chói mắt, và giúp người cầm lái quan sát hai bên vệ đường rõ hơn.
Tất nhiên, tầm quan sát sẽ rõ hơn nếu bật pha xa. Nhưng tiếc rằng pha xa chỉ có thể sử dụng trên xa lộ ngoài thành phố, hơn nữa chỉ khi nếu phía trước hay phía sau không có xe chạy ngược chiều. Khi chạy sát xe phía trước, nên chuyển sang pha gần, khi vượt qua rồi thì có thể chuyển sang pha xa. Nói tóm lại, nếu muốn vượt, tốt nhất nên nháy pha từ đằng xa để báo trước cho tài xế xe chạy phía trước.
Trên thực tế, đa số tài xế đều chuyển sang pha gần khi nhìn thấy xe chay ngược chiều. Chỉ có một số ít tài xế lái ẩu và thiếu văn hoá mới muốn làm chói mắt tài xế khác, có điều hành động này chỉ làm tăng thêm độ mạo hiểm xảy ra tai nạn giao thông.
Nói chung, dù xe chạy ngược chiều bật pha gần hay pha xa thì sau khi chạy ngang qua, trong một khoảng khắc nào đó tầm nhìn sẽ gần như bị mất. Chính vì vậy, khi chạy đến gần tốt nhất nên chạy sát bên phải đường nhìn vào mắt của phía bên phải – giúp nhanh chóng khôi phục sự quan sát cho mắt.
– Không nên vừa lái xe vừa dùng đồ uống và nghe nhạc quá to. Đây là hai yếu tố có sức “mê hoặc” lớn khiến các lái xe lơ đễnh.
– Tránh vừa lái xe vừa hút thuốc bởi trong đó có chất nicotine và carbon monoxide sẽ làm giảm thị lực của người lái xe vào ban đêm.
– Sự mệt mỏi, buồn ngủ hoặc bị căng thẳng lâu, đầu óc thiếu tỉnh táo cũng là nguyên nhân dẫn đến mất tập trung khi cầm lái.
– Say rượu cũng là yếu tố nguy hiểm, gây hậu quả nghiêm trọng vì không chỉ gây tai nạn cho người lái mà xe có thể đâm vào người đi đường hoặc những phương tiện tham gia giao thông khác. Vì vậy, điều kiện tiên quyết đảm bảo an toàn trước khi cầm vô-lăng là lái xe nên tránh uống quá nhiều rượu bia.
» Xem thêm: Hướng dẫn xử lý khi xe bị mất phanh bởi các chuyên gia, xem ngay kẻo lỡ!
Trả lời