Học ngay những “tuyệt chiêu” xử lý khi bị ngộ độc khí ga để “xả thân” cứu người, cứu mình.
Gậy Bóng Chày Tự Vệ - Đỉnh cao của chất lượng - GBC01
Hiện nay, khí gas được sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày. Nhưng trên thực tế, phần lớn người dùng vẫn chưa có những hiểu biết đầy đủ về loại khí này dẫn tới việc bất cẩn trong sử dụng gây ngộ độc khí ga và có thể dẫn tới tử vong.
» Xem thêm: “Bí kíp” xử lý các trường hợp bỏng điện nặng mà bạn CẦN biết.
Hãy đọc ngay bài viết dưới đây để học hỏi cách xử lý khi bị ngộ độc khí ga để có thể giúp đỡ nạn nhân cũng như bản thân trong những trường hợp xấu nhất nhé!
Tác hại của khí gas
Nguyên nhân chính dẫn tới các trường hợp ngộ độc khí gas là ôxít cácbon (CO). CO với nồng độ thấp lan tỏa trong không khí, sẽ nhanh chóng thâm nhập vào máu người hít phải.
Khi khí gas rò rỉ sẽ có mùi nồng nặc rất đặc trưng. Tuỳ thuộc vào lượng khí hít vào, người hít phải loại khí này có thể bị ngộ độc ở mức độ nhẹ với các triệu chứng như chóng mặt, đau đầu, ù tai, tức ngực và buồn nôn. Hoặc ngộ độc nặng dẫn tới hiện tượng toát mồ hôi, tinh thần hoảng loạn, da tái nhợt, bước đi không vững, thị lực giảm. Nếu không được phát hiện sớm người bị ngộ độc có thể bị co giật, da tím tái và lâm vào trạng thái hôn mê.
Các cách xử lý khi bị ngộ độc khí gas
– Cứu người trúng độc ra khỏi môi trường độc, nhanh chóng chuyển sang nơi có không khí trong lành.
Cuộn dây thoát hiểm Hàn Quốc – Doo Sung, siêu an toàn (18m) – CDTH06-18
– Hãy thực hiện hô hấp nhân tạo khi người trúng độc thở yếu thậm chí ngừng thở hẳn. Bạn phải kiên trì trong vòng 2 tiếng đồng hồ để nạn nhân tỉnh lại. Nếu nạn nhân còn nôn, trước khi hô hấp nhân tạo bạn cần phải làm sạch những đồ nôn ra còn trong khoang miệng.
– Cho thở oxi nồng độ cao, nồng độ oxi càng cao thì phân giải CO2 trong máu càng nhanh.
– Nếu nạn nhân hôn mê sâu, hãy truyền dịch tĩnh mạch, đồng thời dùng túi chườm lạnh xung quanh đầu giảm nhiệt để ngăn cản hoặc giảm nảy sinh phù thủng não, và chuyển ngay nạn nhân tới bệnh viện.
– Nếu có hiện tượng co giật, có thể tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch thuốc an thần để khống chế, đồng thời giảm tiêu hao oxi của cơ bắp.
Lưu ý: tại hiện trường và trong quá trình đưa nạn nhân tới bệnh viện đều phải đảm bảo để cho họ thở oxi đủ và chú ý là đường hô hấp phải thông suốt nhé!
» Xem thêm: Bạn có muốn cứu sống người khi gặp tai nạn không? Nếu muốn thì phải học ngay phương pháp CPR này ngay đi.
Trả lời