Máy bay rơi, bạn sẽ “ngồi lì” chịu chết hay tìm cách thoát thân? Câu trả lời nằm ở phía dưới đây, xem ngay nào!
Cuộn dây thoát hiểm Hàn Quốc – Doo Sung, siêu an toàn (36m) – CDTH06-36
Máy bay là phương tiện an toàn nhất thế giới với tỷ lệ tử vong là 1/7.000.000, thấp hơn cả tỷ lệ trúng số độc đắc. Nhưng không vì vậy mà chúng ta chủ quan, bởi hiểm họa có thể đến với ta bất cứ lúc nào. Hãy thủ sẵn những “bí kíp” sau đây trong mọi chuyến bay để đảm bảo an toàn cho bản thân bạn nhé.
» Xem thêm: Điều gì sẽ xảy ra nếu mở cửa thoát hiểm lúc đang bay? Bài viết dưới đây sẽ trả lời cho câu hỏi của bạn.
Vì sao máy bay chao đảo và rơi tự do?
Khi máy bay đi vào vùng “nhiễu động khí”, sự chuyển động hỗn loạn của các khối không khí sẽ khiến máy bay có hiện tượng chao đảo và có thể gặp sự cố bất ngờ.
Tại vùng “nhiễu động khí”, không khí và gió chuyển động lên xuống, ngang dọc không ngừng, hỗn loạn và thay đổi vận tốc liên tục, tạo các dòng xoáy trong khoảng thời gian ngắn. Chúng thường xuất hiện ở độ cao từ 7-12 km hoặc gần các vùng núi cao, vùng trời quang, ít mây, nếu sử dụng radar thông thường sẽ không phát hiện được vị trí của vùng “nhiễu động khí”, đây là một trong những kẻ thù nguy hiểm nhất của máy bay.
Trời quang mây tạnh nhưng nguy hiểm khó lường luôn chờ đón các chuyến bay.
Thang dây thoát hiểm Nhôm cao cấp chống cháy, siêu chịu lực (5m) - ES001-5
Mô tả phản ứng máy bay rơi tự do khi bay vào vùng nhiễu động. Cơ chế vận hành của “vùng nhiễu động khí”.
Phản ứng của cơ thể khi máy bay rung lắc và rơi tự do
Phản ứng của cơ thể khi máy bay bị rung lắc gọi là “phản ứng hẫng hụt”, có thể mô tả cảm giác đó giống như khi bạn đi thang máy, chơi một số loại trò chơi cảm giác mạnh, đang ngủ say bất ngờ tỉnh giấc…
Nguyên nhân là do hoạt động của cở quan tiền đình ở tai trong cơ thể chúng ta. Nếu bị rơi quá đột ngột, hệ thống tiền đình sẽ bị kích ứng mạnh, gây ra các phản ứng khó chịu như cơ thể cứng ngắc, bị té ngã, buồn nôn, mất phương hướng, ù tai, choáng váng…
Đặc biệt là đối với trẻ em, phần đầu có thể tích và kích thước lớn hơn cơ thể, khối cơ ở cổ còn yếu nên khi bị rung lắc mạnh, đột ngột sẽ dẫn đến chấn thương nghiêm trọng.
“Bí kíp” tránh chấn thương nặng khi máy bay rung lắc
Bước 1: Bình tĩnh, tránh hoảng loạn thái quá
Bước 2: Tuân thủ và chấp hành mọi quy tắc an toàn được tiếp viên hàng không nhắc nhở khi lên máy bay, về tư thế ngồi, dây an toàn, các dụng cụ khẩn cấp như mặt nạ dưỡng khí, áo phao…
Bước 3: Bạn có thể lên kế hoạch và chủ động chọn cho mình một chỗ an toàn trên máy bay (lúc mua vé). Chỗ an toàn nhất trên máy bay là khu vực đuôi máy bay. Khi gặp sự cố, tư thế ngồi an toàn nhất chính là gập người xuống (như hình)
Bước 4: Khi máy bay xảy ra sự cố, trường hợp xấu nhất là khi máy bay rơi, luôn có khoảng thời gian gọi là “thời gian vàng”, kéo dài khoảng 2 phút ngay sau khi máy bay bị tai nạn. Đó cũng là thời gian bạn dễ dàng sống sót nhất nếu thoát được khỏi máy bay. Vì vậy hãy luôn sẵn sàng và thật nhanh nhẹn khi các tiếp viên yêu cầu di chuyển
Hãy ghi nhớ tất cả những bí kíp trên để tự cứu lấy mình bạn nhé!
» Xem thêm: “Bí kíp” sống sót an toàn khỏi tai nạn máy bay. Xem ngay kẻo lỡ nhé!
Trả lời