Học “ngay là luôn” “quy tắc đồ lót” để giúp trẻ của bạn tránh bị xâm hại tình dục.
Thang dây thoát hiểm INOX chống cháy, cực an toàn, giá rẻ (10m) - ES007-10
Trẻ em khi bị xâm hại tình dục đang là nỗi ám ảnh của nhiều người, đặc biệt là các bậc phụ huynh có con em là bé gái. Theo định nghĩa của Tổ chức phi lợi nhuận Childhelp, hành vi xâm hại tình dục ở trẻ em là việc người nào đó sờ mó bộ phận sinh dục của trẻ, thủ dâm, tiếp xúc miệng-bộ phận sinh dục, giao hợp bằng ngón tay và cao hơn là giao hợp qua đường sinh dục hoặc hậu môn.
» Xem thêm: Làm sao để con bạn thoát khỏi “yêu râu xanh”?
Bên cạnh đó, hành vi khoe bộ phận sinh dục cho trẻ thấy, rình xem trộm hoặc sử dụng hình ảnh khiêu dâm trẻ em cũng được cho là lạm dụng tình dục trẻ em. Theo số liệu thống kê của Bộ lao động, Thương binh & Xã hội công bố tại hội nghị Quốc gia về tình dục, sức khỏe và xã hội năm 2016, mỗi năm ở Việt Nam có đến hơn 1.000 trẻ bị xâm hại tình dục.
Hãy áp dụng ngay quy tắc PANTS Rules (tạm dịch: quy tắc đồ lót) do NSPCC – một tổ chức chuyên bảo vệ trẻ em tại Anh kêu gọi các phụ huynh nên dạy cho con của mình.
P – Privates are private (Riêng tư là riêng tư)
Bạn hãy nói với bé rằng không một ai có thể được nhìn hay chạm vào vùng kín của bé, trừ một số người như bác sĩ, y tá hay bố mẹ.
Quả bóng chày da mềm Popcorn cao cấp - QBC01
A – Always remember your body belongs to you (Luôn nhớ cơ thể con thuộc về con)
Hãy nói cho bé biết rằng cơ thể bé là thuộc về chính bé. Không ai có quyền làm bất cứ điều gì với cơ thể bé mà khiến bé khó chịu.
Nếu ai cố tình, trẻ cần biết nói “Không”.
N – No means no (Không là không)
Hãy giúp trẻ nhận thức được rằng trẻ có quyền nói “không” với những động chạm bé không thích từ bất cứ ai, kể cả các thành viên trong gia đình.
T – Talk (Nói về những điều bí mật khiến con buồn)
Hãy thủ thỉ, tâm sự với bé để bé hiểu bí mật nào “tốt” và “xấu”.
Những bí mật “tốt” có thể là món quà hay bữa tiệc. Những bí mật “xấu” là cái khiến con cảm thấy buồn, lo lắng, sợ hãi. Vì thế, con cần nói ra.
S – Speak up (Lên tiếng)
Nói với con khi nào bé cảm thấy buồn, lo lắng, sợ hãi, bé nên lên tiếng với người bé tin tưởng, có thể nói với bố mẹ, hay chị gái, cô giáo…
» Xem thêm: Những kỹ năng giúp trẻ thoát thân trong vòng “chưa đầy một phút” khi bị bắt cóc.
Trả lời