Kỹ năng xử lý vết bỏng nhanh, đơn giản và hiệu quả mà ai cũng cần phải biết. Bạn đã biết chưa?

Ai trong đời mà chưa trải qua một lần bị bỏng, dù nhẹ hay nặng, nếu không xử lý kịp thời thì rất dễ xảy ra biến chứng hoặc để lại sẹo suốt đời. Để chăm sóc tốt hơn vết bỏng cũng như xác định được mức độ vết bỏng trước khi tiến hành xử lý, hãy xem bài viết dưới đây để có cái nhìn tổng quan nhất!

Xác định độ bỏng

1.Bỏng độ một

Đây là loại bỏng phổ biến nhất, thường xảy ra do tiếp xúc nhanh với các vật nóng hoặc nhiệt độ quá cao từ mặt trời. Tổn thương chỉ xảy ra ở lớp ngoài cùng của da. Những vết bỏng này có dạng phồng nhẹ, ửng đỏ và rát nhẹ hoặc không có cảm giác.

Bỏng loại một được xếp vào loại bỏng nhẹ, bạn có thể tự xử lý ở nhà và không cần điều trị chuyên môn như dùng thuốc. Lớp ngoài cùng của da sẽ tự lành theo thời gian khi được chăm sóc.

bong (25)

2.Bỏng độ hai

Da bạn sẽ xuất hiện những vết đốm, phồng giộp và đau rát nhiều hơn. Bỏng độ hai là do tiếp xúc da với những vật cực kỳ nóng như nước sôi, tiếp xúc quá lâu với ánh sáng mặt trời. Bạn không được chọc vỡ các đốm phồng giộp. Nhưng nếu chẳng may bị vỡ, bạn hãy rửa sạch bằng nước rồi thuốc mỡ kháng khuẩn để thoa lên. Bạn có thể dùng băng cá nhân hay băng gạc đắp lên vùng bôi thuốc mỡ để tránh nhiễm trùng. Nhớ thay băng gạc mỗi ngày nhé.

Bỏng độ hai sẽ làm tổn thương đến lớp biểu bì thứ hai của da. Nếu vết bỏng có diện tích rộng hơn 8cm hoặc ở những vị trí thường xuyên hoạt động như bàn tay, bàn chân, khớp, cơ quan sinh dục hoặc vết bỏng không khỏi sau nhiều tuần thì hãy đến bác sĩ để được điều trị nhé!

bong (1)

3.Bỏng độ ba

Đây là vết bỏng nghiêm trọng nhất và cần phải có sự can thiệp của y tế. Vết bỏng này nguy hiểm do tổn thương đến tận ba lớp biểu bì, đôi khi gây tổn thương cả những lớp mỡ, cơ cũng như xương. Nhìn vào vết bỏng này, ta có thể thấy nó có màu trắng hoặc đen, khá dày và mức độ đau rát tùy theo độ tổn thương dây thần kinh dưới da.

Nếu bị bỏng độ ba, hãy chữa trị càng sớm càng tốt.

bong (2)

4.Bỏng lạnh

Những vết bỏng được hình thành khi da tiếp xúc với môi trường có nhiệt độ thấp quá lâu, thời gian khá dài. Vùng da bị tổn thương sẽ có màu đỏ, trắng hoặc đen và có cảm giác bỏng rát khi da ấm lại. Dù là “lạnh” nhưng vẫn được xem là một trong những mức độ bỏng của da.

Phần lớn bỏng lạnh cũng cần được xử lý như bỏng nặng và chữa trị y khoa.

bong (3)

5.Bỏng hóa chất

Bỏng hóa chất là một dạng bỏng khác do da tiếp xúc với các hóa chất khiến các lớp của da bị tổn thương. Bỏng hóa chất có thể xuất hiện dưới dạng những vùng da đỏ, đốm phát ban, vết phồng giộp và các vết thương hở trên da.

Hãy xác định xem đó là loại hóa chất gì trước khi gọi điện thoại cho y tế. Lưu ý cần rửa vết bỏng với thật nhiều nước, tuy nhiên nếu hóa chất là vôi khô hay các kim loại mạnh như sodium, magnesium, phosphorus, lithium, v.v… thì không được rửa nước.

bong (5)

Xử lý vết bỏng nhẹ

1.Để nước mát chảy trên vết bỏng

Việc này sẽ giúp da không bị tổn thương thêm. Hãy đặt vùng bị bỏng dưới vòi nước từ 10 – 15 phút hoặc cho đến khi bớt đau rát. Tránh dùng nước lạnh vì nó có thể làm tổn thương quanh vùng da bị bỏng.

bong (6)

2.Cởi bỏ những vật dụng có thể đè lên vết thương

Như vậy sẽ giúp máu lưu thông đến vết thương và cũng giúp cho việc chữa trị diễn ra dễ dàng hơn. Ngoài ra cởi đồ trang sức hoặc quần áo chật cũng giúp da không bị tổn thương thêm.

bong (7)

3.Đắp gạc lạnh

Tuy không thể dùng nước lạnh nhưng bạn vẫn có thể dùng gạc lạnh hoặc bọc đá lạnh vào trong khăn rồi đắp lên khoảng 10 – 15 phút. Sau đó chờ 30 phút rồi lại đắp tiếp từ 10 – 15 phút.

bong (8)

4.Uống thuốc giảm đau

Một viên thuốc giảm đau không cần kê toa như ibuprofen, acetaminophen, aspirin, hoặc naproxen có thể giúp bạn bớt cảm giác khó chịu do các triệu chứng gây ra. Nếu sau nhiều giờ không đỡ đau rát, hãy uống thêm một liều nữa.

bong (9)

5.Rửa sạch vết bỏng

Sau khi rửa tay, dùng xà phòng và nước rửa sạc vết bỏng để tránh nhiễm trùng. Bạn có thể bôi thuốc kháng sinh hay lô hội để đẩy nhanh quá trình làm lành da cũng như giúp cho băng gạc không bị dính.

bong (4)

6.Bôi thuốc mỡ và băng vết thương

Với những vết bỏng lớn hoặc sâu như bỏng độ 2, độ 3 thì hãy băng lại để tránh nhiễm trùng. Và trước khi băng, hãy thoa một lớp thuốc mở lên trên vết thương để khi tháo gạc ra thì da sẽ không bị bong theo. Nhớ phải thay gạc thường xuyên để giữ sạch sẽ cho vết thương.

bong (10)

7.Tránh dùng các vật trị liệu tại nhà như lòng trắng trứng, bơ hay trà

Trên mạng luôn có các liều thuốc “màu nhiệm” để chữa bỏng, nhưng hiệu quả thì ít được chứng minh bằng các nghiên cứu khoa học. Theo các nguồn tin uy tín như hội Chữ Thập Đỏ, những phương pháp trik liệu này có thể làm tình trạng xấu hơn vì vi khuẩn từ các vật liệu đó có thể dẫn đến nhiễm trùng.

bong (11)

8.Quan sát bệnh nhân xem có bị nhiễm trùng không

Hãy chú ý quan sát vết thương xem có thay đổi màu sắc gì không, nếu có nhiễm trùng thì vết bỏng sẽ chuyển sang màu đỏ, nâu hoặc đen. Ngoài ra hãy quan sát lớp mỡ chuyển sang màu xanh chung quanh vết thương.

Nếu vết bỏng không chịu lành, hoặc bệnh nhân bị sốt cao, cứng ở vùng tổn thương… thì vết thương dã bị nhiễm trùng nghiêm trọng, hãy đến trung tâm y tế để được chăm sóc ngay lập tức.

bong (12)

9.Giảm ngứa bằng các loại thuốc bôi

Ngứa là hiện tượng khi vết thương lên da non. Các loại thuốc bôi như lô hội hoặc gel gốc mỡ khoáng (petroleum based jelly) có thể giúp làm dịu sự khó chịu do ngứa gây ra. Bạn cũng có thể uống các loại kháng histamine để giúp giảm ngứa.

bong (13)

Xử lý vết bỏng nặng

1.Gọi cấp cứu

Không cố gắng chữa vết bỏng nặng ở nhà, hãy gọi ngay cho cứu thương hoặc đưa bệnh nhân đến phòng cấp cứu ngay tức khắc.

bong (14)

2.Tách nạn nhân khỏi nguồn nhiệt

Hãy làm mọi điều có thể để ngăn chặn những vết bỏng và vết thương nặng thêm. Ngưng nguồn nhiệt hoặc đưa người bị nạn ra.
Lưu ý tránh chạm vào những vùng bị bỏng của nạn nhân để da không bị tổn thương thêm.

bong (15)

3.Che phủ vết bỏng

Đắp một chiếc khăn mát, ẩm lên vùng da bị bỏng để bảo vệ trong khi chờ cấp cứu. Tuyệt đối không được dùng đá lạnh hay ngâm vùng da bỏng vào nước lạnh.

bong (16)

4.Loại bỏ các hóa chất

Nếu vết bỏng là do hóa chất gây ra, bạn hãy rửa sạch mọi hóa chất còn lại trên da. Để nước mát chảy lên vùng da bị bỏng hoặc đắp gạc mát lên da trong lúc chờ cấp cứu.

bong (17)

5.Chờ đợi cứu thương

Sau khi đã thực hiện hết những điều trên, hãy ngồi trấn an tinh thần nạn nhân và đợi xe cứu thương đến.

bong (19)

Chăm sóc vết thương sau khi bỏng

1.Uống thuốc giảm đau và kháng sinh

Nạn nhân sẽ được bác sĩ cung cấp thuốc giảm đau để chống chọi với cơn đau và thuốc kháng sinh để tăng cường hệ thống miễn dịch, ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vết thương.

Cần uống thuốc đúng liều, đúng cữ để vết thương mau lành.

bong (23)

2.Điều chỉnh chế độ ăn uống

Chế độ ăn của bệnh nhân nên giàu đạm, giàu calorie, nhờ đó cơ thể được cung cấp nguồn protein và năng lượng thiết yếu cần có để sửa chữa lại những tế bào bị thương tổn do bỏng.

bong (24)

Liên Quan Khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline 24H Mua Hang Online