“Bí kíp” sinh tồn ai cũng phải biết để thoát nạn trong “gang tấc”
Cuộn dây thoát hiểm Hàn Quốc – Doo Sung, siêu an toàn (18m) – CDTH06-18
Trong những trường hợp bất trắc mà bạn không thể lường trước được, có lẽ những vật dụng tầm thường cũng có thể cứu được sinh mạng cho bạn. Sẽ không thừa nếu bạn trang bị cho mình những kiến thức căn bản để có thể sống sót khi rơi vào hoàn cảnh hiểm nguy, bất trắc.
» Xem thêm: “Bỏ túi” ngay “chùm” bí kíp sinh tồn để thoát hiểm dễ dàng khỏi tình huống nguy hiểm.
Cùng bỏ túi ngay những mẹo vặt sinh tồn này bởi chúng có thể giúp bạn chủ động hơn khi đối mặt với những tình huống khó khăn.
1. Tăng thân nhiệt nhờ cỏ, cây dại
Dù không thật sự muốn nhưng bạn nên tin rằng, lá và cỏ dại hoàn toàn có thể giúp bạn giữ ấm, tránh tình trạng hạ thân nhiệt trong bất kỳ tình huống nguy kịch nào. Vì thế, hãy nhét thêm cỏ dại, lá vào trong áo, khu vực ngực, nách… để giúp thân nhiệt không bị mất quá nhiều nhé!
2. Lọc nước sạch với 2 lọ đựng nước với 1 miếng vải
Nếu bạn không tìm được nguồn nước sạch, hãy tìm 2 lọ đựng nước (rỗng) và 1 miếng vải (có thể xé từ áo nếu không có sẵn). Bạn thả 1 đầu miếng vải vào lọ đựng nước bẩn, đầu kia vào lọ rỗng còn lại.
Mặt nạ thoát hiểm phòng chống khói khí độc siêu bền, siêu an toàn - ES004
Sau khoảng 1 giờ, bạn sẽ thu được lượng nước tương đối sạch. Tuy nhiên, bạn nên đun sôi nước này trước khi uống nhé.
3. Kem đánh răng – khắc tinh của vết côn trùng cắn
Khi bị côn trùng cắn, bạn có thể bôi 1 chút kem đánh răng lên trên bề mặt này. Bởi trong kem đánh răng có chứa thành phần chống viêm, giảm sưng, đỏ, hàm lượng menthol trong kem cũng giúp bạn đỡ ngứa phần nào.
4. Son dưỡng môi giúp vết trầy xước mau lành
Nhờ chất dưỡng ẩm cùng tính kháng khuẩn cao nên son dưỡng còn có tác dụng tốt trong việc làm dịu và làm lành vết thương hiệu quả.
Vì thế, khi bị vết xước bạn có thể bôi chút son dưỡng môi lên đó để tránh vi khuẩn xâm nhập vết cắt, giúp nuôi dưỡng tế bào da. Ngoài ra, son dưỡng còn có chức năng thú vị là chống viêm và làm xẹp vết muỗi đốt nhanh chóng nữa đó.
5. Dùng tampon để băng vết thương
Không chỉ nhỏ gọn, băng vệ sinh tampon lại có tính năng siêu thấm hút, khử vô trùng an toàn nên có thể dùng để cầm máu, băng bó vết thương.
Chỉ cần lấy bông từ tampon và băng dính là bạn hoàn toàn có thể cầm máu cho một vết thương. Nhưng đây chỉ là cách khẩn cấp, dùng trong 4 – 8 giờ thôi. Bạn nên thay băng mới và đến trạm y tế gần nhất để điều trị, cấp cứu kịp thời.
6. Bao cao su biến thành bình nước
Dù bạn cho là nó hơi ghê ghê nhưng bao cao su có độ bền siêu hạng, đảm bảo vệ sinh và khả năng trữ nước lên tới 2 lít.
Để tạo ra bình trữ nước, bạn hãy đổ nước vào bao cao su, bọc bên ngoài 1 lớp vỏ, sử dụng chiếc tất chẳng hạn, gắn 1 ống nhỏ vào phần cổ bao là bạn có ngay một bình nước rồi đấy.
7. La bàn tự chế với cây kim
Trong trường hợp đi lạc, không xác định được phương hướng, bạn có thể tự tạo cho mình 1 chiếc la bàn. Bạn lấy cây kim hay ghim, chà 1 đầu thật mạnh lên quần, hoặc cọ vào bất kỳ loại vải dày nào khác.
Bạn đặt cây kim trên 1 chiếc lá nổi trong nước. Phần đầu kim, ghim được cọ ma xát sẽ chỉ về hướng Bắc đó.
8. Dùng màu sáp làm chất đốt
Bút sáp màu có thể được sử dụng để nhóm lửa nếu như không có nến. Đa số bút màu sáp làm từ sáp – vật liệu cháy được.
Để sử dụng, bạn bẻ gãy mũi bút và đốt cháy phần giấy bọc xung quanh. Khi sáp chảy ra, mảnh giấy có chức năng như tim bấc và sẽ duy trì ánh sáng trong khoảng 30 phút.
9. Nhóm lửa nhanh chóng với bìa cứng
Các loại bìa cứng có 1 ưu điểm đó là bắt lửa nhanh và phần nhiệt tỏa ra khá mạnh, đủ để bạn duy trì được ngọn lửa khi muốn đốt than hay cành cây khô.
Do đó, hãy bỏ chút củi khô vào cùng bìa cứng, hoặc giả muốn “chế” chiếc bếp nướng thì bạn hãy đặt các viên than vào bên trong của hộp bìa carton đựng trứng. Sau đó, bạn đậy nắp hộp lại và đốt phần rìa hộp, bạn sẽ có chiếc bếp lửa như ý đó.
10. Đốt thảo dược để đuổi muỗi, côn trùng
Nếu bị muỗi đốt hay côn trùng tấn công, bạn hãy ném vài cây hương thảo, húng quế, bạc hà… vào lửa. Tinh dầu của các loại cây này sẽ khiến côn trùng, muỗi tránh xa.
» Xem thêm: Cách làm sạch nước khi bị lạc vào rừng, bạn đã biết “bí kíp sinh tồn” này chưa?
Trả lời