Giữa một rừng các “ông lớn” ngân hàng, ông nào tốt nhất? Phải biết những điều này để không bị mất tiền “oan”
Thuyền phao bơm hơi cao cấp Seahawk (4 người) - TPS02
Kể từ ngày 01/03/2018, Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Vietcombank đã chính thức áp dụng biểu phí mới, ngoài những phí dịch vụ về mobile banking, tài khoản thanh toán sẽ có thêm phí quản lý 2.200 đồng/ tháng (đối với hạng mức giao dịch dưới 50 triệu đồng) thay vì được miễn phí như trước kia. Cùng lúc đó cũng tăng thêm mức phí SMS banking từ 8.800đ lên 11.000 đồng
Tuy nhiên, bên cạnh đó, Vietcombank cũng “trần tình” về vấn đề biểu phí thay đổi. Theo đó, song song với việc điều chỉnh phí dịch vụ, VCB đã cung cấp thêm nhiều dịch vụ mới, chất lượng cao và nhiều tiện ích hơn cho khách hàng. Cụ thể, Vietcombank dành nhiều ưu đãi cho các chủ tài khoản đã nộp phí quản lý tài khoản (QLTK) như:
– Miễn phí khi chủ tài khoản nộp/rút tiền tài khoản VND tại mọi chi nhánh, phòng giao dịch của VCB
– Miễn phí chuyển khoản giữa các tài khoản cùng chủ tài khoản
– Bỏ phí rút tiền trong vòng 2 ngày đối với tài khoản tiền gửi thanh toán
– Cố định phí chuyển tiền từ tài khoản sang tài khoản người khác ở mức thấp và không phân biệt theo địa bàn.
Thang dây thoát hiểm INOX chống cháy, cực an toàn, giá rẻ (10m) - ES007-10
Ngoài ra, chuyển khoản trong nội bộ ngân hàng và chuyển khoản đến ngân hàng khác đối với VCB-Mobile B@nking và VCB – iB@nking đã được Vietcombank điều chỉnh theo hướng linh hoạt, phù hợp với nhu cầu giao dịch của khách hàng:
– Nếu khách hàng thực hiện giao dịch giá trị thấp dưới 50 triệu đồng (trong cùng hệ thống) và dưới 10 triệu đồng (ngoài hệ thống) thì theo biểu phí mới, mức phí giao dịch đã được điều chỉnh giảm tương ứng xuống từ 3.000 đồng/giao dịch còn 2.000 đồng/giao dịch và từ 10.000 đồng/giao dịch còn 7.000 đồng/giao dịch (chưa bao gồm thuế VAT).
– Phí chuyển tiền liên ngân hàng qua thẻ trước đây được áp dụng với mức thu 11.000 đồng/giao dịch thì trên biểu phí mới Vietcombank chỉ thu 7.700 đồng đối với các giao dịch dưới 10 triệu đồng.
– Phí duy trì dịch vụ VCB-Mobile B@nking và VCB-iB@nking chỉ áp dụng khi khách hàng có phát sinh các giao dịch tài chính trong tháng…
Nhưng khi đã lên tiếng giải thích nhưng việc thay đổi này kéo theo một làn sóng phản đối của hầu hết tất cả những người tin dùng ngân hàng Vietcombank từ trước đến nay, và cũng kéo theo số lớn khách hàng quay lưng và chuyển qua sử dụng ngân hàng khác. Và cũng có một vài người ủng hộ hoặc tỏ ra trung lập với sự việc trên.
Phần lớn, mọi người đều phẫn nộ:
Khách hàng phàn nàn về mức phí 5.500 đồng của Vietcombank
Đến chuyển khoản nội bộ cũng mất phí thì “bỏ” cho rồi đi
Chia tay nhau thôi
Tuy nhiên cũng có một số ít người tỏ ra đồng tình với việc thay đổi mới này của Vietcombank:
Bạn C.V chia sẻ: “Thấy mọi người cứ bảo thay đổi tài khoản ngân hàng này sang ngân hàng nọ nghe sao mà đơn giản quá vậy. Đối với một đứa kinh doanh buôn bán ở tỉnh lẻ như em thì đó chính là cả một vấn đề.”
Số ít những người ủng hộ sự thay đổi này của Vietcombank
Có những người đứng ở thế trung lập:
Và đa phần trong trường hợp này, người có lợi nhất vẫn là…. Techcombank
Vậy, tại sao biểu phí như thế mà khách hàng lại “nháo nhào” lên? Dựa vào biểu phí dịch vụ hiện nay, ngân hàng nào đang tận thu, ngân hàng nào đang “chiều” khách nhất?
Đối với dịch vụ chuyển tiền nội mạng tại cùng tỉnh, thành phố của một số ngân hàng lớn
Đối với dịch vụ chuyển tiền trong cùng hệ thống ngân hàng, thống kê cho thấy khá nhiều nhà băng đang miễn loại phí này cho khách. Tuy nhiên, cả 3 ngân hàng top 1 là Vietcombank, Vietinbank và BIDV đều thu phí chuyển tiền trong cùng hệ thống. Trong đó, Vietinbank là ngân hàng thu phí nội bộ cao nhất, khách hàng chuyển từ 50 triệu đồng trở lên sẽ chịu phí 0,011% giá trị giao dịch.
Trong khi đó, nhiều ngân hàng nhóm 2 như VPBank, Techcombank, ACB… hầu hết đều không thu tiền loại phí này.
Đối với dịch vụ chuyển tiền ngoại mạng tại cùng tỉnh, thành phố của một số ngân hàng lớn
Thống kê cho thấy, nếu khách hàng chuyển tiền từ khoảng 20 triệu đồng trở xuống, mức phí giữa các ngân hàng chênh lệch không nhiều.
Với các giao dịch 200 triệu đồng, một số ngân hàng thu phí cao là Vietcombank, BIDV, ACB, VIB.
Với các giao dịch 2 tỷ đồng, mức phí tại các ngân hàng đều lên đến hàng trăm nghìn đồng, ngoại trừ tại BIDV và VPBank.
Phí rút tiền ATM và phí thu SMS banking hằng tháng
Về phí rút tiền tại ATM trong cùng hệ thống, các ngân hàng Vietcombank, VietinBank, BIDV, ACB đang thu phí 1.100 đồng/giao dịch trong khi các ngân hàng còn lại miễn phí.
Nếu rút tiền tại các ATM của ngân hàng khác, mức phí phổ biến là 3.300 đồng/giao dịch, ngoại trừ SHB thu 1.100 đồng, TPBank, Techcombank và LienVietPostBank miễn phí.
Phí tin nhắn SMS hàng tháng của các ngân hàng dao động từ 8.800 đồng đến 11.000 đồng, chênh lệch không quá lớn.
Tổng kết:
Dạo quanh 1 vòng quanh bảng biểu phí của tất cả các ngân hàng lớn nhất hiện nay, ta thấy ngân hàng Vietcombank, BIDV, Vietinbank là “tận thu nhất”, và danh hiệu “chiều khách” nhất thuộc về Techcombank và VPBank.
Tuy nhiên, đây chỉ mới là về biểu phí, mọi người nên có cái nhìn tỉnh táo hơn khi lựa chọn ngân hàng để gửi gắm dựa vào khả năng chi trả của ngân hàng, hoạt động hiệu quả tại các máy ATM, quá trình xử lý khi khách hàng gặp sự cố cũng như cách phục vụ có tận tâm hay không của nhân viên…
Và sau điều này, bạn sẽ lựa chọn ngân hàng nào, hãy cùng comment chia sẽ bên dưới nhé!
Trả lời