“Bí kíp” sống sót khi cháy nổ tại các công trình dạng ống. Bạn phải đọc để đảm bảo an toàn cho bản thân nhé!

Cuộn dây thoát hiểm Hàn Quốc – Doo Sung, siêu an toàn (45m) – CDTH06-45

✅ Chất liệu: Hộp giảm tốc bằng hợp kim cao cấp, siêu bền, chống gỉ rét, chống ăn mòn. Dây thoát hiểm làm bằng cáp...

Trong thời gian gần đây, những công trình dạng ống mộc lên ngày càng nhiều. Cùng với sự phát triển vượt trội của những nhà dạng ống thì hiện tượng cháy nổ tại các công trình này xảy ra càng nhiều. Nhà dạng ống vốn nhỏ, khi xảy ra sự việc nghiêm trọng thì người sống bên trong đều cảm thấy lúng túng và không biết cách xử lý và dẫn tới những hậu quả đáng tiếc.

» Xem thêm: Học ngay kỹ năng thoát thân khi xảy ra cháy tầng hầm, chắc chắn sẽ giúp bạn an toàn.

Bạn sẽ làm gì khi gặp cháy nổ trong một ngôi nhà dạng ống? Bạn sẽ biết cách thoát thân hay chết ngạt trước khi được cứu? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhìn nhận rõ hơn về công trình dạng ống, nguyên nhân cháy và các biện pháp xử lý khi gặp đám cháy. Cùng nhau xem nhé!

chay nha ong (2)

Nhược điểm và nguyên nhân gây ra cháy nổ của những công trình dạng ống

-Những nhà ở dạng ống thường có diện tích không lớn nên không có lối thoát nạn an toàn. Trong nhà thường chỉ có duy nhất một cầu thang bộ, thang cũng không đảm bảo chiều rộng, có bậc thang hình rẻ quạt và không kín, do đó sẽ không cản được khói, khiến khói sẽ lan nhanh đến các tầng theo đường thang bộ.

-Tầng 1 thường bố trí để xe máy, bếp, các vật dụng dễ cháy… hoặc tận dụng diện tích nhà để làm ăn kinh doanh nên hàng hóa thường che kín lối đi, gây cản trở đường thoát nạn khi xảy ra cháy.

chay nha ong (5)

Cuộn dây thoát hiểm nhà cao tầng giá rẻ, đảm bảo an toàn tuyệt đối (50m) - ES002-50

✅ Chất liệu: Hộp giảm tốc bằng hợp kim siêu bền, chống gỉ rét, chống ăn mòn. Dây thoát hiểm làm bằng cáp thép siêu...

-Ban công, lô gia thường được làm lồng sắt, chuồng cọp, hoặc xây kín (không có ban công). Nhiều ngôi nhà còn sử dụng tầng mái làm các phòng ở hoặc xây tường kín dẫn đến không có lối ra khẩn cấp và vị trí lánh nạn tạm thời.

chay nha ong (9)

-Nhiều hộ kinh doanh còn sử dụng các biển quảng cáo, câu móc điện che hết ban công, lô gia nên khi xảy ra sự cố, lực lượng PCCC rất khó tiếp cận được với người bị nạn, và những biển quảng cáo này cũng dễ xảy ra chập điện, gây cháy nổ.

chay nha ong (4)

-Bên trong nhà không có các phương tiện, dụng cụ chữa cháy như bình chữa cháy, dụng cụ trữ nước, dụng cụ phá dỡ…

-Trong nhà thường tập trung nhiều người ở nhiều độ tuổi và trình độ nhận thức khác nhau. Khi xảy ra cháy, một số sẽ không biết được những kỹ năng giúp thoát nạn cũng như cách xử lý.

Cách xử lý khi có cháy nổ

-Bình tĩnh và kêu gọi mọi người biết nhà đang cháy

-Tìm lối thoát nạn an toàn. Nếu cháy ở phía cửa chính, hãy thoát hoặc cầu cứu bằng lối cửa sổ hoặc ban công. Nếu không có ban công hay ban công bị khóa, hãy tìm cách phá cửa ra ngoài

-Gọi điện thoại lập tức cho lực lượng PCCC (114)

chay nha ong (10)

-Nếu cháy nhỏ, hãy tận dụng những vật liệu như vải thấm ướt hay nước để dập lửa (nếu nguyên nhân gây cháy không phải do xăng, dầu…), bình chữa cháy…

-Nếu cháy lớn nhưng bạn không tìm được đường thoát, hãy trú ẩn dưới gầm giường, nằm sát xuống sàn và chờ lực lượng PCCC đến cứu.

-Khi di chuyển, hãy cố gắng di chuyển sát sàn nhà, cần sử dụng khăn hoặc vải nhúng nước bị kín mũi miệng. Nếu có trẻ em hãy trùm chăn ướt lên người trẻ để hạn chế khói độc xâm nhập vào đường hô hấp và bị bỏng do lửa gây ra.

-Tuyệt đối không được nhảy xuống phía dưới để thoát nạn trừ khi có đệm hơi và sự hướng dẫn của lực lượng PCCC.

Phòng tránh cháy nổ ở công trình dạng ống

-Trong quá trình sinh hoạt, kinh doanh, người dân không nên để nhiều đồ dùng, hàng hóa dễ cháy ở gần nơi đun nấu, lối ra cửa chính, cầu thang…

chay nha ong (7)

-Không dự trữ xăng, dầu, khí đốt và các chất lỏng dễ cháy trong nhà. Trong trường hợp bắt buộc thì chỉ nên dự trữ với số lượng ít nhất. Các thiết bị chứa những chất lỏng gây cháy phải kín.

-Tắt tất cả các thiết bị điện tiêu thụ khi không sử dụng. Thường xuyên kiểm tra, thay thế đường dây dẫn điện đã cũ, hỏng…

-Tại ban công, gia lô của nhà phải thông thoáng, các biển quảng cáo không được che mặt tiền.

-Trường hợp cửa thường xuyên khóa phải có vị trí để chìa khóa nhất định, dễ thấy, dễ lấy.

-Sân thượng (nếu có), tầng mái của nhà cần bố trí khoảng thông thoáng và có thể sang được mái nhà bên cạnh.

-Phải có các dụng cụ cần thiết trong nhà như búa, kiềm, bình chữa cháy… và phải biết cách sử dụng thành thạo chúng.

-Trang bị xô dự trữ nước vừa phục vụ sinh hoạt, vừa phục vụ cho việc chữa cháy nếu không may gặp phải.

chay nha ong (6)

 

» Xem thêm: Kỹ năng thoát hiểm khi nhà riêng bị cháy chắc chắn sẽ cứu sống bạn. Xem ngay đi nào!

Cuộn dây thoát hiểm Hàn Quốc – Doo Sung, siêu an toàn (42m) – CDTH06-42

✅ Chất liệu: Hộp giảm tốc bằng hợp kim cao cấp, siêu bền, chống gỉ rét, chống ăn mòn. Dây thoát hiểm làm bằng cáp...

Liên Quan Khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline 24H Mua Hang Online