Giáo viên phạt học sinh quỳ và hình phạt ngược được áp dụng lên chính mình, ai đúng – ai sai, làm gì để chuyện này không lặp lại?

Cuộn dây thoát hiểm Hàn Quốc – Doo Sung, siêu an toàn (30m) – CDTH06-30

✅ Chất liệu: Hộp giảm tốc bằng hợp kim cao cấp, siêu bền, chống gỉ rét, chống ăn mòn. Dây thoát hiểm làm bằng cáp...

Những ngày qua, sự việc cô giáo B.T.T.N, giáo viên lớp 4/3, Trường Tiểu học Bình Chánh tại xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An quỳ gối 40 phút xin lỗi phụ huynh học sinh đã gây xôn xao dư luận. Vụ việc bắt nguồn từ nguyên nhân, cô giáo N phạt các em học sinh vi phạm nội quy bằng cách cho quỳ gối trước lớp khiến các em sợ không muốn đi học.

vu co giao quy goi

Một số ý kiến cho rằng, hình thức phạt của cô giáo N với học sinh là không phù hợp, ảnh hưởng đến tâm lý của học sinh. Tuy nhiên, dư luận cũng bày tỏ sự bức xúc với cách hành xử của phụ huynh, bởi sau sự việc cô giáo N đã xin lỗi nhưng phụ huynh vẫn bắt cô giáo phải quỳ.

Tin tức được đăng trên VTC1 – Tin Tức

Thế nhưng, điều đáng nói ở đây là phía phụ huynh cũng đã lên tiếng về vụ việc. Ông V.H.T đã đại diện những phụ huynh có mặt lên tiếng đáp trả. Ông cho rằng, việc báo đưa tin ban đầu là không hoàn toàn chính xác, đúng là cô N. có quỳ nhưng phụ huynh lại không bắt làm thế.

Cụ thể, ông nói:

“Khi họp, cô giáo thừa nhận có phạt học sinh cả lớp quỳ. Tôi xin hiệu trưởng cho con tôi chuyển lớp khác thầy không đồng ý, tôi xin chuyển giáo viên thầy cũng không cho, tôi xin chuyển trường thầy cũng không cho. Cuối cùng, tôi xin thầy cho tập thể phụ huynh hùn tiền gắn camera thầy cũng nói không được. Sau đó có lời qua tiếng lại, cô giáo nói: “Tôi sẽ quỳ để chứng minh” và cô tự quỳ. Sau đó 10 phút không thuyết phục được cô giáo ngồi dậy thì tôi bỏ đi xuống nhà ăn nên không rõ là thời gian quỳ của cô bao nhiêu”

Thang dây thoát hiểm Nhôm cao cấp chống cháy, siêu chịu lực (15m) - ES001-15

✅ Chất liệu: Thanh bậc thang bằng nhôm cao cấp chống cháy, chống trơn trượt. Dây thang bằng cáp thép siêu chịu lực. ✅...

Ngoài ra, ông còn cho biết thêm:

“Ngày đó là 28-2, tôi đưa con đi học thì chị chi hội trưởng phụ huynh lớp đó nói là cả lớp bị phạt quỳ gối. Tôi hỏi thì con gái tôi nói chỉ có 2 bạn nam nói chuyện mà cô phạt hết cả lớp quỳ hết tiết học. Cô cấm không được nói cha mẹ. Con tôi đã bị phạt quỳ như thế 3 lần, có lần phạt đến nửa tiết. Ngoài ra còn có nhiều hình phạt dọa khác. Tôi còn kêu học sinh làm lại cách quỳ gối thì học sinh quỳ y như thói quen làm bầm tím chân”

vu co giao quy goi

Trái ngược với ông V.H.T, ông Phạm Hữu Vốn, chủ tịch Hội Phụ huynh học sinh trường, cho biết người bắt vốn là thư ký Hội Luật gia của một huyện thuộc tỉnh Long An, ông nói:

“Bữa đó có tôi, hiệu trưởng cũng lập biên bản sự việc nhưng sau đó họ không ký. Chính tôi nhận khuyết điểm thay cho cô N. nhưng phụ huynh không đồng ý. Họ thật là quá đáng! Giáo viên phạt học sinh là bình thường. Đánh khẻ tay học sinh mới dạy nó nên người. Quan điểm của tôi là làm như thế tổn thương cô giáo rất nhiều. Bây giờ vô lớp làm sao cô dạy được. Cô này còn trẻ tuổi, mới sinh con không lâu.

Tôi đã xin ông Thuận để cô N. khắc phục nhưng ông Thuận không nói gì. Nếu bắt cô quỳ vậy có chuyện gì thì sao. Tôi kêu ông Thuận nói là một chút thấy cô quỳ phải đỡ cô lên. Làm vậy tội lắm. Vậy mà ông Thuận kêu phải quỳ đúng 40 phút mới chịu. Vậy mà ổng về nhà còn ca ngợi là đụng tới con ổng là phải vậy”

vu co giao quy goi

Vậy ai đúng, ai sai, chỉ có người trong cuộc là hiểu rõ vấn đề. Sau sự việc này, dư luận có những luồng ý kiến khác nhau, thậm chí bày tỏ sự chua xót cho nghề giáo. Có ý kiến cho rằng đây là “chuyện ngược đời”.

Có người thì bênh cô giáo tên N., nhiều giáo viên khi nghe thông tin cho biết rất buồn và cảm thấy bị tổn thương vì đồng nghiệp của mình không được phụ huynh tôn trọng như đúng tinh thần “Tôn sư trọng đạo”. Đồng thời, các giáo viên mong muốn chính quyền địa phương sẽ có biện pháp đúng đắn để bảo vệ danh dự, nhân phẩm cô giáo N nói riêng và đội ngũ giáo viên nói chung.

Cũng có người không ủng hộ lắm về cách phạt của giáo viên tên N., bà Bùi Thị An – PGS-TS, Đại biểu Quốc hội khóa XIII – cho rằng:

“Các hành vi của trẻ có thể đúng hoặc sai, đưa ra hình phạt là cần thiết. Nhưng phạt thế nào để đủ răn đe, không ảnh hưởng đến việc học tập, tâm lý của trẻ, mà vẫn phù hợp với môi trường giáo dục thì nhà trường, giáo viên phải cân nhắc. Nếu hình phạt mình đưa ra khiến học sinh sợ đến mức không dám đi học thì hình phạt đó là chưa phù hợp”

vu co giao quy goi

Bà Bùi Thị An – PGS-TS, Đại biểu Quốc hội khóa XIII

Cô giáo Đỗ Diệu Thúy – Giáo viên Trường Tiểu học Nghĩa Tân (Hà Nội) nói:

“Phải nhìn nhận khách quan rằng, hình phạt bắt học sinh quỳ gối khi có lỗi mà cô giáo N. đưa ra là sai. Mang chữ thầy mà bắt quỳ gối vì việc lựa chọn sai phương pháp giáo dục thì còn ai tôn trọng đây? Tất cả cũng chỉ là mong muốn các em học sinh biết thực hiện theo điều đúng, quốc có quốc pháp, gia có gia uy, trường lớp cũng cần có nội qui. Vậy thử hỏi, các quý vị phụ huynh đó sẽ dạy con thế nào? Rất mong các cơ quan hữu quan sẽ làm rõ sự việc lần này để xử lý đúng quy định của pháp luật”

vu co giao quy goi

Cô giáo Đỗ Diệu Thúy – Giáo viên Trường Tiểu học Nghĩa Tân (Hà Nội)

Còn cô giáo Hoàng Thúy Hoa – một giáo viên dạy Văn lại đứng ở thế trung lập:

“Tôi bức xúc lắm! Việc giáo viên phạt học sinh cũng là muốn các con tiến bộ thôi chứ không ác ý gì, nhưng việc phạt quỳ gối học sinh của cô giáo N. là không nên. Phụ huynh bức xúc, cô giáo đã nhận lỗi và nên dừng lại ở đây, nếu bắt giáo viên quỳ là một sự trả đũa của những người thiếu văn hoá. Những ông bố bà mẹ như thế tôi thiết nghĩ, họ sẽ khó dạy được con họ tốt hơn. Với tôi, con có lỗi thì tôi sẽ xét lỗi con mình trước (tiên trách kỷ, hậu trách nhân), sau đó tâm sự với cô giáo để tìm cách giáo dục con thế nào cho hiệu quả hơn”.

Rõ ràng, theo nhiều luồng ý kiến trái chiều, ai cũng cho mình là đúng, chúng ta không thể biết được “trắng – đen” của sự việc nhưng ta cũng phần nào nhìn nhận được rằng, giáo dục hiện nay đang có nhiều lỗ hổng, cách răn đe, trừng phạt hiện nay của một số giáo viên quá là nặng tay và gây ảnh hưởng tâm lý nặng nề cho học sinh. Bên cạnh đó, phụ huynh học sinh cũng không giữ được bình tĩnh dẫn đến những điều đáng tiếc xảy ra, gây ảnh hưởng đến tên tuổi của những người liên quan đến vụ việc và quan trọng nhất là ảnh hưởng đến trẻ con.

Vậy làm sao để không còn những trường hợp khác tái diễn? Để trả lời câu hỏi là một vấn đề khó khăn, tuy nhiên, đứng theo phương diện của một số người, dường như “không có gì là không thể”.

Về phía phụ huynh: 

Đồng ý với việc cha mẹ nào cũng thương con, nhưng không thể hành xử theo kiểu “ăn miếng trả miếng”. Đôi khi cái tát, hành động quỳ gối… không chỉ làm đau một người mà làm đau lớp nhà giáo, đánh vào truyền thống cao quý “tôn sư trọng đạo”. Khi tin tưởng gửi gắm con em mình vào trường học tức là bậc phụ huynh cũng nghĩ được rằng từ những lời răn dạy, dù có nặng nề cũng là làm cho các em tốt hơn.

Không thể nuông chiều như cha mẹ nhưng cô/ thầy giáo cũng đau cùng nỗi đau với cha mẹ, nỗi đau học trò không nên người, không nghe lời người lớn. Bởi thế, điều duy nhất và cũng hết sức quan trọng là phụ huynh nên tin tưởng vào sự răn dạy của thầy cô, đừng vì những lời “méc” lại của con em mình mà “làm mình làm mẩy” với giáo viên thì e không hay.

Về phía giáo viên:

Cũng như phụ huynh, giáo viên là người trực tiếp đứng lớp, giảng dạy nên hiểu rõ thói hư của học sinh, đôi khi cũng cảm thấy bức xúc vì bản thân không được tôn trọng. Nhưng thay vì phạt đánh, phạt quỳ hay những hình phạt khác làm ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe của học sinh thì giáo viên nên thay thế bằng những hình phạt khác nhẹ nhàng hơn như chép phạt, hoặc bàn bạc ngay lập tức với phụ huynh. Nếu học sinh có hành động quá quắt, có thể đưa lên cấp cao trong trường để giải quyết nhằm tránh hệ quả không hay.

Về phía học sinh:

Đây có lẽ nguyên nhân của mọi sự việc, việc gì cảm thấy ấm ức hay không hài lòng, học sinh thường dùng mạng xã hội mà “bêu rếu” thầy cô của mình, hoặc về nhà “nói quá” lại với cha mẹ nhằm tăng cường phần đúng về mình và đẩy toàn bộ tội lỗi về giáo viên. Để thầy cô làm đúng vai trò của mình, phụ huynh học sinh cũng cần có sự tôn trọng, đồng hành mới là điều đúng mà các em nên làm.

Kết luận:

Do đó, từ cả hai phía, cần có sự cảm thông và chia sẻ để đi đến mục tiêu chung là giáo dục tốt con trẻ. Và con trẻ cũng cần phải có tâm thế học tập tốt, ngoan ngoãn để hài lòng cả thầy cô lẫn cha mẹ, cũng là tự tạo cho mình một tương lai tốt đẹp.

Cuộn dây thoát hiểm Hàn Quốc - Doo Sung, siêu an toàn (9m) – CDTH06-9

✅ Chất liệu: Hộp giảm tốc bằng hợp kim cao cấp, siêu bền, chống gỉ rét, chống ăn mòn. Dây thoát hiểm làm bằng cáp...

Nội Dung Khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline 24H Mua Hang Online