Trẻ bị bạo hành, phụ huynh cần phải làm gì để thoát khỏi cảnh ấy?
Cuộn dây thoát hiểm Hàn Quốc – Doo Sung, siêu an toàn (21m) – CDTH06-21
Theo thống kê tại Việt Nam hiện nay có hơn 4,8 triệu trẻ được gửi chăm sóc tại các trường mầm non. Đó là chưa kể con số thuê giúp việc trông trẻ tại nhà. Liên tiếp các vụ bạo hành trẻ em xảy ra khiến nhiều người phải đặt câu hỏi về vấn đề an toàn cho trẻ nhỏ.
» Xem thêm: Bảo vệ trẻ khỏi nạn bạo hành với những giải pháp “hay ho” dưới đây.
Phải làm gì để ngăn chặn nạn bạo hành xảy ra? Hãy đọc bài viết dưới đây nhé!
Gửi trẻ tại các cơ sở mầm non có uy tín
Phụ huynh nên chọn các ngôi trường công lập vì những giáo viên tại đây đều có bằng cấp, các cơ sở vật chất đầy đủ, điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm cũng được đảm bảo.
Còn nếu là trường tư thục thì cần phải có biển hiệu, được cấp phép hoạt động, giáo viên phải có bằng cấp, không gian thoáng mát, sạch sẽ và trường nên được xây tại các khu dân cư đông đúc để người dân xung quanh có thể phát hiện được những điều bất thường nếu có. Không gửi trẻ tại các cơ sở mầm non chui, phòng ốc ẩm thấp tăm tối, chật chội, tránh những cơ sở biệt lập với khu dân cư sinh sống.
Bên cạnh đó, các phụ huynh cũng có thể tham khảo ý kiến từ những người đã và đang gửi con tại các cơ sở để có thể biết được những điểm tốt xấu, từ đó cân nhắc kỹ, lựa chọn được trường tốt nhất, an toàn nhất cho con.
Thang dây thoát hiểm Nhôm cao cấp chống cháy, siêu chịu lực (25m) - ES001-25
Những điều cần lưu ý khi thuê người giúp việc trông trẻ tại nhà
– Các phụ huynh nên chọn thuê người giúp việc được các Trung tâm Giới thiệu Việc làm đề xuất, cần biết rõ quê quán, gốc gác, độ tuổi, lý lịch của họ.
– Lắp đặt camera tại nhà để dù không có mặt ở nhà thì phụ huynh vẫn có thể theo dõi được mọi hoạt động của người giúp việc.
– Hướng dẫn tường tận cách chăm sóc trẻ cho người giúp việc hiểu. Nêu rõ tính cách, sở thích, cách ăn uống, tình trạng bệnh nếu có của trẻ để người giúp việc có thể tìm cách thích nghi với trẻ, nhằm giúp việc chăm sóc trẻ được tốt hơn.
Trò chuyện, quan sát cơ thể, theo dõi tâm tư tình cảm của con
Việc quan tâm đến những dấu hiệu trên cơ thể lẫn tâm lý của trẻ cũng là cách để các phụ huynh phát hiện ra được trẻ có bị bạo hành hay không, từ đó có cách giải quyết kịp thời. Những vết lằn từ roi, vết nhéo tai, tát má,… sẽ còn lưu dấu vết trên cơ thể của bé. Đặc biệt, những bé bị bạo hành nhiều ngày thường có biểu hiện lầm lì, ít nói, ngại tiếp xúc với người lạ, sợ đi học,…
Đặc biệt là các bé dưới 3 tuổi đang còn trong giai đoạn chưa biết nói, biết viết nên khó có thể truyền đạt lại cho ba mẹ nghe những điều bé gặp phải, thì bạn càng cần phải quan sát bé nhiều hơn. Còn đối với những trẻ đã biết nói, phụ huynh nên thường xuyên trò chuyện, hỏi han con về chuyện trên lớp, giáo viên của con ra sao, bác giúp việc như thế nào, có ai đánh đập con không,… để có thể có hướng xử lý kịp thời nếu con bị bạo hành.
Bên cạnh đó, phụ huynh nên tìm cho con môi trường chăm sóc thật tốt và an toàn để có thể giúp con không bị bạo hành, đồng thời cần phải tìm ra phương hướng giải quyết vấn đề ngay khi phát hiện con có dấu hiệu bị bạo hành.
» Xem thêm: Học “ngay là luôn” “quy tắc đồ lót” để giúp trẻ của bạn tránh bị xâm hại tình dục.
Trả lời