Làm sao để thoát khỏi tình trạng hôn mê do uống thuốc ngủ quá liều?
Búa thoát hiểm phá kính đa năng "3 trong 1" siêu việt cho xe ô tô - ES005
Vì áp lực cuộc sống, công việc, căng thẳng thần kinh nhiều người rơi vào tình trạng mất ngủ kinh niên và thường xuyên phải nhờ đến thuốc để duy trì giấc ngủ. Thuốc ngủ hiện giờ được bán tràn lan ở các hiệu thuốc, bạn không cần phải có giấy bác sĩ mới mua được.
» Xem thêm: Bị tấn công bằng cách “mềm dẻo”, khó nhận dạng – thuốc mê, làm sao để thoát?
Chính vì thế, kéo theo vô số hệ lụy về việc uống thuốc quá liều, hoặc có người dùng thuốc ngủ để tự tử. Vậy, khi gặp người bị hôn mê sâu do dùng thuốc ngủ quá liều, chúng ta cần phải làm gì để thoát khỏi trạng thái ấy? Hãy tham khảo những giải pháp dưới đây để cứu nạn nhân khỏi tay “tử thần” nhé!
Triệu chứng của người bị ngộc độc thuốc ngủ
Người ngộ độc nhẹ thì vẫn ngủ say, thở đều, mạch nghe đều và rõ, khi bị cấu vào da hay châm kim… thì các phản xạ gân và đồng tử có thể giảm hoặc vẫn bình thường.
Người bị ngộ độc nặng sẽ rơi vào tình trạng hôn mê sâu, thở chậm và nông, khò khè, mạch nhanh, huyết áp hạ hoặc không đo được, đồng tử co và giảm phản xạ với ánh sáng, phản xạ gân, cơ mất.
Ngoài ra, nạn nhân thấy mờ mắt, ù tai, đồng tử ở mắt có thể giãn to hoặc co lại nhỏ hơn bình thường, da khô, xanh tím. Có thể sốt cao hay hạ thân nhiệt, chân tay lạnh, vã mồ hôi… Bên cạnh đó, nạn nhân còn có thể bị nôn mửa, có thể nôn ra máu, đau bụng, tiêu chảy, bí tiểu…
Cuộn dây thoát hiểm Hàn Quốc – Doo Sung, siêu an toàn (12m) – CDTH06-12
Thao tác sơ cứu người ngộ độc thuốc ngủ
Bước 1: Khi phát hiện người bị ngộ độc thuốc ngủ đã bị ngừng tim, ngừng thở, trước tiên phải phục hồi lại chức năng hô hấp, tuần hoàn cho nạn nhân bằng cách hô hấp nhân tạo.
Bước 2: Sau đó thực hiện các thao tác để loại bỏ chất độc trong cơ thể người bị nạn bằng cách gây nôn.
Đây là biện pháp được áp dụng đối với người ngộ độc thuốc qua đường uống, gồm các cách sau:
– Có thể móc họng, đè gốc lưỡi người bị nạn để kích thích gây nôn. Hòa nước muối thật đậm cho uống để gây phản xạ nôn. Cách này an toàn, đơn giản và nhanh chóng.
– Luôn giữ cho đường thở lưu thông, thường xuyên hút đờm rãi, để bệnh nhân nằm đầu thấp và nghiêng đầu cho đờm dãi dễ chảy ra… Sẵn sàng chống ngừng thở, đặt nội khí quản và hô hấp hỗ trợ khi cần.
– Cho nạn nhân dùng nước đậu xanh giã nát, nước rau muống, khoai lang.
Sau xử trí cấp cứu tại nhà phải chuyển ngay nạn nhân đi bệnh viện để thực hiện các xử trí tiếp theo như súc rửa bao tử, dùng thuốc kháng độc và giải độc…
Chú ý: Chỉ xử trí gây nôn khi nạn nhân còn tỉnh. Khi người bị nạn đã nôn ra thì nên giữ lại chất nôn, mang đến bệnh viện xác định chất gây ngộ độc để điều trị bằng chất giải độc phù hợp.
Biện pháp phòng tránh, sử dụng thuốc an toàn
Sử dụng thuốc ngủ quá liều có thể dẫn đến chứng mộng du, rối loạn giấc ngủ, hệ thống tim mạch, do đó, người bị mất ngủ phải đi khám bệnh tại các cơ sở y tế, sau khi thăm khám và tùy tình trạng của người bệnh mà thầy thuốc cân nhắc khi kê đơn điều trị.
Ngoài ra, bạn nên kiểm tra sức khoẻ tổng quát để tìm nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ngủ. Đây là cách giải quyết tốt nhất cho bệnh của bạn vì mất ngủ có thể do bất ổn về mặt tinh thần, stress đòi hỏi cách trị liệu riêng.
» Xem thêm: Làm sao để thoát khỏi khi bị nắm tay lôi đi, học kỹ năng này để tự cứu mình nhé!
Trả lời